Lượt xem: 269

Vượt khó, ngành tôm Sóc Trăng duy trì tốt tốc độ tăng trưởng trong năm 2022

Chiều ngày 21/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tổng kết sản xuất thủy sản năm 2022 và triển khai kế hoạch, giải pháp năm 2023. Dự hội nghị có các đồng chí: Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 


Quang cảnh hội nghị

 

    Vượt qua những khó khăn do nhiều yếu tố tác động, như: Giá vật tư đầu vào tăng cao, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, lạm phát toàn cầu gây khủng hoảng thị trường tiêu dùng...  cùng với sự triển khai đồng bộ các giải pháp và sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực rất lớn từ phía người nuôi và doanh nghiệp, trong năm 2022, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đạt 54.600 ha (vượt 7,06% so kế hoạch), sản lượng tôm nuôi đến cuối năm ước đạt 205.000 tấn (cao hơn 11% so với năm trước), thiệt hại trên tôm nuôi giảm 0,6% so cùng kỳ. Thành công trong lĩnh vực nuôi đã tạo ra nguồn tôm nguyên liệu chất lượng phục vụ lĩnh vực chế biến, xuất khẩu; nhờ vậy năm thứ hai liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh đạt trên 01 tỷ USD. Trong năm 2023, ngành tôm Sóc Trăng đặt mục tiêu đạt diện tích thả nuôi 51.000 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 205.335 tấn.

    Ý kiến tham luận từ các hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn đều nhận định: Thời gian tới, ngành tôm Sóc Trăng sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức từ diễn biến thời tiết và ảnh hưởng các đơn hàng xuất khẩu do tình hình lạm phát toàn cầu nhiều khả năng sẽ còn kéo dài. Do đó, rất cần có những giải pháp đồng bộ cả trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu để duy trì tốt chuỗi ngành hàng. Nhu cầu về nguồn vốn tín dụng trong phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, biện pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trên tôm  cũng là vấn đề được bàn luận nhiều tại hội nghị.

    Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng, trong đó, con tôm giữ vai trò thế mạnh trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn ngành nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Vì vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, bất cập còn tồn tại, nhận định rõ thách thức trong thời gian tới để cùng nhau xây dựng kế hoạch phát triển bài bản hơn. Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan chuyên môn phối hợp cùng các địa phương chú trọng quản lý tốt nguồn tôm giống nhập vào tỉnh, đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng nuôi đáp ứng điều kiện xuất khẩu, tăng cường các chính sách hỗ trợ nguồn vốn tín dụng để hộ nuôi tiếp cận mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường; đa dạng hơn các hình thức thông tin, tuyên truyền về giá và diễn biến tình hình dịch bệnh để người nuôi có kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế tối đa tỷ lệ thiệt hại. Đồng chí cũng nhấn mạnh, cần quan tâm củng cố và phát triển thêm mô hình kinh tế tập thể trong nuôi trồng thủy sản, phát huy hơn nữa vấn đề liên kết chuỗi để mang đến lợi ích hài hòa cho cả người nuôi và doanh nghiệp, thúc đẩy ngành tôm Sóc Trăng phát triển xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 69
  • Hôm nay: 1457
  • Trong tuần: 70,790
  • Tất cả: 11,864,817